Mỗi loại phim cách nhiệt ô tô sẽ có những thông số kỹ thuật khác nhau. Cần nắm rõ để lựa chọn loại phim phù hợp. Các thông số kỹ thuật phim cách nhiệt ô tô quan trọng nên xem xét khi lựa chọn:
- Tỷ lệ truyền sáng VLT (Visible Light Transmission): Là khả năng cho ánh sáng xuyên qua. Tỷ lệ truyền sáng cao thì ánh sáng lọt vào xe nhiều và ngược lại. Tỷ lệ truyền sáng cao sẽ giúp xe cách nhiệt tốt hơn.
- Tỷ lệ phản gương VLR (Visible Light Reflection): Là khả năng phản chiếu hình ảnh đối diện. Tỷ lệ phản gương càng cao người ngoài càng khó nhìn vào xe.
- Khả năng cản tia UV UVR (Ultraviolet Rejection): Khả năng ngăn cản tia UV.
- Khả năng cản tia hồng ngoại IRR (Infrarecd Rejection): Khả năng ngăn cản tia hồng ngoại.
- Tổng cản nhiệt TSER (Total Solar Energy Rejected): Khả năng ngăn cản nhiệt qua cả 3 cách: bức xạ nhiệt, phản xạ nhiệt và đối lưu nhiệt.
- Tỷ lệ giảm chói Glare R (Glare Reduction): Khả năng giảm cường độ các luồng sáng từ bên ngoài.
Hiện nay có rất nhiều hãng sản xuất phim cách nhiệt ô tô. Để chọn được sản phẩm tốt nhất cần xem xét kỹ các thông số kỹ thuật. Nếu phân vân giữa nhiều loại phim có thể so sánh các thông số kỹ thuật với nhau. Theo kinh nghiệm dán phim cách nhiệt ô tô nên ưu tiên chọn phim cách nhiệt có:
- Khả năng cản tia UV UVR (Ultraviolet Rejection) càng cao càng tốt, các loại phim cách nhiệt tốt thường đạt 99,9%.
- Khả năng cản tia hồng ngoại IRR (Infrarecd Rejection) càng cao càng tốt, thông thường nên chọn từ 80% trở lên.
- Tổng cản nhiệt TSER (Total Solar Energy Rejected) càng cao càng tốt, nên chọn từ 60% trở lên.
- Tỷ lệ giảm chói Glare R (Glare Reduction) càng cao càng tốt.
Ở những nơi dán phim cách nhiệt chuyên nghiệp, ít khi nào người ta sử dụng duy nhất một loại phim cách nhiệt để dán cho tất cả các vị trí kính trên xe. Để đạt hiệu quả cao nhất thì mỗi vị trí kính khác nhau sẽ được dán loại phim cách nhiệt phù hợp với đặc điểm của kính ở vị trí đó.
Kính lái có vai trò đặc biệt quan trọng bởi nó không đơn giản chỉ là kính chắn gió mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến tầm nhìn của người điều khiển xe. Phim cách nhiệt dán kính lái cần có khả năng cách nhiệt cao bởi đây là nơi hấp thụ nhiều nhiệt lượng và bức xạ nhất trong tất cả các kính xe. Nhưng đồng thời vẫn phải đảm bảo độ truyền sáng cao, để người lái có được tầm nhìn thông thoáng và xa nhất.
Theo các chuyên gia, tỷ lệ truyền sáng của phim cách nhiệt dán kính lái nên tối thiểu từ 60% trở lên. Nếu muốn quan sát tốt, tầm nhìn xa nên chọn tỷ lệ truyền sáng từ 65% – 70%.
Ngoài tỷ lệ truyền sáng, khi chọn phim cách nhiệt dán kính chắn gió ô tô còn cần đặc biệt quan tâm đến tỷ lệ giảm chói. Tỷ lệ giảm chói càng cao sẽ càng hỗ trợ giảm chói sáng, loá mắt khi chạy xe đối diện trực tiếp với nguồn sáng mạnh phía trước.
Tuy nhiên vì tỷ lệ giảm chói tỷ lệ nghịch với tỷ lệ truyền sáng. Nên để giữ được mức độ truyền sáng cần thiết cho kính lái từ 60% thì tỷ lệ giảm chói thông thường sẽ vào tầm 20% – 40% là lý tưởng.
Dán Phim Kính Sườn Và Kính Lưng
Kính sườn là các cửa kính bên hông xe. Kính lưng (hay kính hậu) là kính phía sau xe. Tương tự như kính lái, hai kính sườn ở hàng ghế trước cũng cần độ truyền sáng cao để người lái quan sát được hai gương chiếu hậu và không gian bên ngoài. Còn các kính sườn hàng ghế sau và kính lưng có thể vô tư lựa chọn phim cách nhiệt tuỳ theo sở thích.
Tổng cản nhiệt sẽ tỷ lệ nghịch với tỷ lệ truyền sáng. Theo đó, tỷ lệ truyền sáng càng cao thì tổng cản nhiệt càng thấp và ngược lại. Do đó, nếu muốn chống nắng nóng hiệu quả nên chọn tỷ lệ truyền sáng thấp. Thông thường kính sườn và kính lưng nên chọn phim cách nhiệt có tỷ lệ truyền sáng từ 15% – 40%.
Tỷ lệ truyền sáng cũng sẽ ảnh hưởng đến độ đậm nhạt của kính. Ví dụ với kính xe màu đen thì tỷ lệ truyền sáng thấp hơn màu sáng. Màu càng tối, càng đậm thì tỷ lệ truyền sáng càng thấp. Nếu chủ xe thích kính cửa xe màu sậm, tối để xe kín đáo hơn, trông “ngầu” hơn có thể chọn tỷ lệ truyền sáng thấp, thấp nhất là từ 3% – 10%. Ngược lại nếu chủ xe thích kính xe trắng sáng, ánh sáng lọt vào xe nhiều, có thể chọn tỷ lệ truyền sáng cao, tầm 35% – 40%.
Nếu quan tâm nhiều đến mức độ kín đáo, riêng tư, cũng như tăng tính an toàn, chủ xe nên xem xét đến tỷ lệ phản gương mặt ngoài của phim cách nhiệt. Tỷ lệ này càng cao thì người bên ngoài thay vì nhìn xuyên được vào trong xe thì sẽ thấy hình ảnh phản chiếu của mình rõ hơn.
Màu Phim
Phim cách nhiệt xe ô tô không chỉ có một màu trắng trong tự nhiên mà còn có rất nhiều màu khác nhau. Một tấm phim cách nhiệt không chỉ có một màu mà có thể có hai màu (màu mặt trong khác với mặt ngoài).
Màu phim cách nhiệt phổ biến nhất là màu trắng trong tự nhiên và màu đen trong. Bên cạnh đó có thêm các màu: xanh biển trong, xanh rêu trong, xám bạc trong… Riêng loại hai mặt hai màu, mặt bên ngoài sẽ có các màu dạng như ở trên hoặc các màu ánh bạc, ánh xanh, ánh tím, ánh đỏ… Vậy nên dán phim cách nhiệt màu gì?
Tuỳ theo sở thích cũng như màu sắc của xe ô tô mà có thể chọn màu phim cách nhiệt phù hợp. Màu trắng trong tự nhiên là dễ sử dụng nhất vì nó phù hợp với mọi màu xe. Tuy nhiên, chính do độ phổ biến cao nên cũng thiếu phần cá tính, độc đáo riêng. Nếu chủ xe là người thích mới mẻ có thể chọn màu đen, phá cách hơn có thể chọn xám bạc. Riêng màu xanh biển và xanh rêu sẽ dễ phối với xe màu trắng, còn xe các màu khác nên cân nhắc kỹ.
Bên cạnh các loại phim cách nhiệt tốt, chất lượng, thị trường cũng có không ít loại kém chất lượng, không thương hiệu, không rõ nguồn gốc xuất xứ… Các loại này thường có giá rất rẻ.
Phim cách nhiệt giá rẻ kém chất lượng đa phần là phim nhuộm màu. Phim càng tối màu cho cảm giác càng “mát mắt” do tỷ lệ truyền sáng thấp. Nhưng thực tế chỉ cản sáng, rất ít cản được tia UV và tia hồng ngoại (nguồn mang nhiệt lớn nhất). Do đó, dán phim cách nhiệt giá rẻ hầu như chỉ đem đến cảm giác “mát ảo”.
Ngoài ra, phim cách nhiệt ô tô giá rẻ còn có tỷ lệ khúc xạ ánh sáng không đều, dễ gây tình trạng khó nhìn, nhức mắt, nhất là khi dán kính lái. Bề mặt phim rẻ tiền cũng không nhẵn và căng như phim chất lượng nên rất dễ bị bám, đọng nước nếu dán bên ngoài kính. Do đó tốt nhất nên tránh mua phim cách nhiệt ô tô giá rẻ.
Quy trình dán phim cách nhiệt ô tô gồm 5 bước chính:
- Bước 1 : Vệ sinh sạch sẽ bề mặt kính xe
Bề mặt kính càng sạch sẽ, không có bất kỳ vật thể nào lưu lại thì hiệu quả kết dính càng cao.
- Bước 2 : Chuẩn bị phim dán kính và xà phòng
Đo đạc diện tích mặt kính cần dán để chuẩn bị phim cách nhiệt có kích thước phù hợp. Chuẩn bị hỗn hợp dung dịch xà phòng pha nước cho vào bình xịt. Hỗn hợp này là chất xúc tác để tạo đơn trơn cho kính, giúp phim dễ dịch chuyển vào đúng vị trí cần dán.
- Bước 3: Dán phim cách nhiệt
Mở lớp nilon trên phim cách nhiệt (chỉ mở 1 nửa, không mở hết). Dùng bình xịt xà phòng pha nước xịt ướt toàn bộ bên trong, sau đó dán tấm nilon trở lại vị trí cũ. Thực hiện tương tự với một nửa còn lại. Xịt ướt mặt kính. Mở tấm nilon và dán phim lên kính, điều chỉnh lại sao cho cân đối.
- Bước 4: Gạt sạch nước và loại bỏ bọt
Dùng một thanh gạt phẳng như thước nhựa, gạt đều theo nhiều chiều để đẩy sạch nước xà phòng cũng như các bọt nước, không khí nằm giữa phim và kính.
- Bước 5 : Sấy phim cách nhiệt
Kính xe ô tô không phẳng mà thường có độ cong lớn, nhất là kính lái và kính hậu. Do đó để lớp phim ôm theo độ cong mặt kính cần dùng máy sấy phim cách nhiệt để sấy nóng làm phim co, cong và ôm theo mặt kính.
Hình ảnh minh hoạ bên trên dán mặt bên ngoài để bạn dễ quan sát. Còn thực tế nên dán phim cách nhiệt bên trong mặt kính. Bởi điều này giúp phim hạn chế các tác động gây hại từ môi trường như nắng mưa, bụi bẩn, hoá chất… Nhờ đó mà phim bền hơn, hiệu quả cách nhiệt tốt hơn.
Không Nên Dùng Khăn Lông Để Lau Kính Trước Khi Dán
Trước khi dán phim cách nhiệt cần phải vệ sinh sạch sẽ kính. Nhiều người có thói quen sau khi rửa kính sẽ dùng khăn lông để lau kính. Không nên dùng loại khăn này bởi khăn dễ để loại các sợi lông hay bụi lông trên kính. Nên dùng khăn mịn chuyên dụng để lau xe. Nếu muốn đảm bảo hơn nên dùng vòi xịt khô, xịt lại lần cuối trước khi dán để chắc chắn loại bỏ sạch bụi.
Sử Dụng Xà Phòng Hoặc Dung Dịch Chuyên Dụng Để Tạo Độ Trơn
Khi dán kính cần có dung dịch để tạo độ trơn giúp việc điều chỉnh phim dễ dàng và chính xác hơn. Một số hãng phim cách nhiệt ô tô hiện có các bình xịt dung dịch chuyên dụng để dán phim. Nếu không có có thể dùng xà phòng. Tuy nhiên không nên dùng xà phòng có độ pH cao, nên ưu tiên dùng các loại xà phòng có độ pH thấp. Có thể mua các loại xà phòng dành cho em bé hay trẻ nhỏ như Johnson Baby, Pigeon, Baby Soap…
Khi Dán Phim Cách Nhiệt Nên Chọn Phòng Kín
Khi dán phim cách nhiệt xe oto nên chọn dán trong phòng kín để tránh gió bụi bị lọt vào giữa phim và kính trong quá trình dán.
Để tăng cường độ bám dính cũng như độ bền của lớp phim cách nhiệt, xe ô tô sau khi dán phim cách nhiệt nên:
- Hạn chế nâng/hạ kính xe ô tô sau khi dán phim cách nhiệt. Không nên nâng/hạ kính xe ô tô trong 48 đến 72 giờ đầu tiên sau khi dán phim cách nhiệt ô tô. Việc này giúp lớp phim cách nhiệt có bám chặt hơn trên kính. Để đảm bảo tốt nhất trong 3 ngày tiếp theo cũng nên hạn chế.
- Không cần lo lắng nếu mặt kính ngả màu khác thường. Sau khi xe ô tô dán phim cách nhiệt, bề mặt kính thường có hiện tượng ngả màu khác thường. Đây là điều khá phổ biến. Sau ngày sử dụng hiện tượng này sẽ tự biến mất. Việc biến mất nhanh hay chậm tùy thuộc vào thời tiết cũng như khoảng thời gian đủ để lớp keo của phim bám vào tấm kính.
Nên Dán Phim Cách Nhiệt Ô Tô Ở Đâu?
Kỹ thuật dán phim cách nhiệt ô tô ảnh hưởng rất lớn đến độ bền của phim trong quá trình sử dụng. Nếu dán sai kỹ thuật, phim sẽ dễ bị bong bóng, phồng rộp, hở mép, lẫn bụi bên trong… Do đó dán phim cách nhiệt đòi hỏi người thực hiện phải nắm rõ và cực kỳ thanh thạo kỹ thuật, có nhiều kinh nghiệm và đặc biệt là có đầy đủ các dụng cụ hỗ trợ cần thiết.
Hiện nay, rất nhiều cơ sở, garage cung cấp dịch vụ dán phim cách nhiệt ô tô. Tuy nhiên nên ưu tiên chọn những cơ sở, garage lớn, uy tín lâu năm. Trước khi tiến hành hãy hỏi kỹ giá cả, các loại phim cách nhiệt sẽ sử dụng và những dịch vụ vệ sinh đi kèm. Những địa chỉ dán phim cách nhiệt ô tô uy tín luôn áp dụng chính sách bảo hành dài hạn.